logo
logo
Tư vấn miễn phí:
0968 86 99 55
Vietnamese English
  1. Bệnh gout khi mang thai là gì?

Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp.

Ngón chân cái sẽ bị bệnh này tấn công đầu tiên và dần dần lan sang các khu vực như chân, đầu gối, mắt cá chân, cổ tay và cánh tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần.

Bệnh gout thai kỳ là một dạng của bệnh gout. Tuy không quá phổ biến khi mang thai nhưng ngày càng gia tăng. Bệnh gout khi mang thai không khác bệnh gout thông thường, tuy nhiên do giai đoạn thai kỳ là thời điểm nhạy cảm của phụ nữ nên cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này cũng như cách phòng tránh và chữa trị để tránh gây hại cho cả mẹ và thai nhi.

  1. Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout khi mang thai

2.1 Do tăng lượng acid uric trong cơ thể

Gout là một bệnh rối loạn về chuyển hóa liên quan đến việc tăng sản xuất hoặc giảm đào thải chất acid uric trong cơ thể. Có thể nói nguyên nhân trực tiếp gây bệnh gout là sự lắng đọng vi tinh thể muối urate natri tại các cơ quan trong cơ thể như: tại các khớp, tại tim, tại thận,…

Vi tinh thể muối urate natri là sản phẩm của acid uric kết tủa thành khi gặp điều kiện thuận lợi. Vì một lý do nào đó, hàm lượng purin trong cơ thể tăng, quá trình chuyển hóa chúng thành acid uric tăng. Khi cơ thể tạo ra quá nhiều acid uric hoặc thải acid này ra nước tiểu quá ít thì nồng độ acid uric trong máu tăng lên, sự chuyển hóa acid uric thành muối urat tăng theo dẫn tới sự lắng đọng những tinh thể muối urat sắc nhọn hình kim tại các khớp, sụn, xương, tổ chức dưới da, gây ra viêm sưng khớp và biểu hiện triệu chứng tại những vị trí lắng đọng. 

Giai đoạn mang thai có nhiều bà mẹ ăn uống bồi bổ cơ thể không đúng cách, tiêu thụ quá nhiều các thực phẩm chứa purine chính là một trong những nguyên nhân dễ làm tăng acid uric trong máu gây nên bệnh gout ở giai đoạn thai ngén hay còn gọi là bệnh gout thai kỳ. Mức acid uric bình thường đối với phụ nữ là 2,4 đến 6 mg/dL. Nếu xét nghiệm phát hiện chỉ số acid uric tăng trên mức quy định thì cần có biện pháp điều chỉnh lại ngay để tránh bệnh gout bùng phát khi mang thai. Bệnh gout gây ra những triệu chứng như sưng đau ở các khớp và thường ở ngón chân cái.

2.2 Một số loại thực phẩm làm tăng cao khả năng mắc bệnh gout

Thịt: Hàm lượng protein, sắt và một số khoáng chất khác có trong thịt khá cao. Tuy nhiên, thịt lại có thể gây ra bệnh gout bởi thực phẩm nhiều protein thì tỷ lệ hợp chất purin lại cao. Một số loại thịt có thể kể tên như thịt bò, thịt gà, gà tây, thịt lợn và thịt thú rừng. Thịt đã qua chế biến, xử lý như thịt xông khói, xúc xích, pepperoni , lạp xưởng cũng có thể gây ra chứng bệnh này. Ngoài ra, bất kỳ món ăn nào chế biến từ thịt như canh, xúp gà…đều nguy hiểm không kém.

Nội tạng động vật: Không những thịt động vật có thể gây ra bệnh gout mà nội tạng động vật như gan, thận, lá lách, óc cũng chính là những tác nhân đáng phải lưu ý. Ngoài ra nội tạng còn là thực phẩm chứa nhiều vi khuẩn và chất độc nên mẹ bầu nên tránh xa tuyệt đối. 

Hải sản: Tuy mà nguồn bổ sung canxi dồi dào nhưng hải sản cũng chứa hàm lượng cao protein và purin – hợp chất gây bệnh gout. Có thể kể tên một số loại như cá trổng, cá hồi, cá trích, cá thu, cá mòi. Ngoài ra còn phải kể tên một số loại giáp xác như cua, tôm, trai.

Rau: Rau được xem như là loại thực phẩm tốt cho cơ thể với hàm lượng dinh dường cao và cung cấp đủ nước. Tuy nhiên một số loại rau lại chứa hàm lượng purin khá cao nên chúng có thể là tác nhân gây ra các triệu chứng liên quan đến gout. Một số loại rau cần chú ý như nấm, đậu, súp lơ, cây đậu lăng, măng tây. Vì vậy nếu mẹ mắc bệnh gout khi mang thai nên lưu ý khi bổ sung những loại rau này. 

Bia, rượu: Nếu uống bia rượu ở mức độ vừa phải thì chúng lại có tác dụng tích cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, cồn rượu có thể kiềm chế sự bài tiết axit uric gây ra các triệu chứng gout nguy hiểm. Nếu bạn đã bị bệnh gout thai kỳ, nên tránh xa bia rượu.

Bột nở: Bột nở được sử dụng trong lúc làm các đồ nướng. Nếu thực phẩm nào chứa loại bột nở này cũng có hàm lượng purin cao. Bành mỳ, bánh bao, bánh nướng, bánh mỳ vòng chính là những loại thực phẩm đáng lo ngại.

Chú ý: Trong khẩu phần ăn chúng ta hằng ngày đôi lúc vẫn không thể tránh khỏi những loại thực phẩm trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên chú ý để có chế độ ăn uống phù hợp và lành mạnh, giảm nguy cơ mắc bệnh gout khi mang thai.

  1. Các triệu chứng của bệnh gout khi mang thai

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Thường thì cơn đau sẽ xảy đến sau một tác động vật lý nào đó tại chỗ bị đau, hoặc sau một sự kiện về dinh dưỡng (ăn nhậu, tiệc tùng). Đau thường xuất hiện ở các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay, có khi ở những khớp nhỏ có ở khắp nơi trên cơ thể. Các tinh thể muối urate gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng vài năm, tuỳ theo thể trạng và lối sống, mà thường là từ 1-3 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp sẽ gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (do tinh thể Urat lắng đọng trong mô mềm).

  1. Ảnh hưởng của bệnh gout khi mang thai

Nếu không chữa trị và xử lý đúng cách, bệnh gout thai kỳ  sẽ vô cùng nguy hiểm và kéo theo những biến chứng khác như:

4.1 Tiểu đường thai kỳ

Bệnh gout thai kỳ cũng là nguyên nhân làm tăng cao khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ lại không thể tự sản xuất hoặc sử dụng thuốc insulin nội tiết tố để điều chỉnh lượng đường trong máu cho phù hợp. Lượng đường dư thừa này sẽ được chuyển đổi và lưu trữ dưới dạng chất béo nuôi cơ thể con, do đó làm thai nhi có nguy cơ bị béo bì rất cao. Ngoài ra bệnh này cũng có thể dẫn đến những tổn thương nội tạng và chuyển dạ phức tạp gây nguy hại cho cả mẹ và bé. 

4.2 Huyết áp cao

Khi nồng độ axit uric trong máu tăng cao sẽ làm chênh lệch áp xuất giữa máu lên thành mạch làm tăng huyết áp thai kỳ. Và nếu mẹ mắc bệnh cao huyết áp sau thuần thức 20 của thai kỳ thì có nguy cơ mắc bệnh tiền sản giật rất cao.

4.3 Thai nhi mắc bệnh gout

Đối với một phụ nữ đang mang thai mà mắc bệnh gout là rất nguy hiểm. Việc điều trị bằng thuốc có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Việc điều trị , chăm sóc trong trường hợp này cụ thể như thế nào cần phải có sự tư vấn, giám sát chặt chẽ của các bác sỹ chuyên khoa.

  1. Khi mang thai cần làm gì để phòng tránh gout

Khi mang thai, nội tiết tố thay đổi và ăn nhiều chất dinh dưỡng, công thêm sự thay đổi nội tiết tố và trọng lượng của cơ thể khiến bạn bị tăng acid uric máu dẫn đến tăng khả năng mắc bệnh gout. Thêm vào đó việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng trong khi cơ thể không thải hết được các chất dư thừa làm tăng nồng độ acid uric trong máu lâu dần dẫn đến bệnh gout khi mang thai. Theo một thống kê cho thấy những phụ nữ có tiền sử bố hoặc mẹ mắc bệnh gout có nguy cơ cao mắc bệnh gout trong thời gian mang thai.

Nếu bạn đang thừa cân hay béo phì thì việc giảm cân qua ăn uống lành mạnh và thường xuyên hoạt động thể chất là điều rất quan trọng. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. Nếu bạn nghiện rượu, bạn nên giảm hoặc ngưng hoàn toàn. Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Cụ thể, việc uống rượu nhiều sẽ làm sản sinh Acid lactic. Acid lactic sẽ tranh chấp đào thải với Acid uric, làm cho lượng Acid uric không thể thoát ra ngoài hoặc thoát với khối lượng không đủ. Bạn nên uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày vì nó giúp hoà tan acid uric trong cơ thể và loại bỏ theo đường tiết niệu ra ngoài. Ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) cũng có thể gây tăng Acid uric. Những người ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra, ở lứa tuổi 30 trở lên, nên tránh những thay đổi đột ngột của cơ thể, như đang nóng mà tắm nước lạnh, sốc cơ thể... có thể sẽ là tác nhân để sự chuyển hoá từ Acid uric thành muối Urat diễn ra.

Phụ nữ khi mang thai được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng thuốc, bởi nó có thể gây dị dạng thai nhi. Do đó người mắc bệnh gout trong giai đoạn này rất khó tìm cách xoa dịu cơn đau hành hạ.

Vì vậy, trong khi mang thai, muốn phòng tránh bệnh gout bạn nên chú ý những điều dưới đây: 

5.1 Nên có lối sống lành mạnh đảm bảo sức khỏe

Nếu bạn muốn giảm nguy cơ bị gout trong thời kỳ mang thai, bạn phải cực kỳ cẩn trọng với chế độ dinh dưỡng và lối sống hằng ngày. Bạn nên thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm ăn các thực phẩm có chứa nhiều acid uric làm giảm sưng viêm khớp trên cơ thể và những nguy hiểm cho em bé trong bụng.

5.2 Thư giãn giúp tinh thần thoải mái

Hãy thư giãn và nghỉ ngơi, không nên làm việc, đi lại nhiều nếu không muốn bị các cơn đau hành hạ do mắcgout thai kỳ. Nên nhớ rằng, không một người khỏe mạnh nào mà tinh thần lúc nào cũng bất ổn cả, vì vậy hãy thật thoải mái thư giãn và hai mẹ con cùng nhau đẩy lùi, tránh xa bệnh gout.

5.3 Tránh ăn quá mặn, uống đồ quá ngọt

Việc nạp thêm muối vào cơ thể sẽ sản sinh ra acid uric khiến nguy cơ mắc bệnh gout thai kỳ trở lên cao hơn. Hơn nữa, muối có nồng độ natri cao làm mất nước tại các khớp khiến cho khớp bị dễ bị viêm và nếu đã bị thì tình trạng sẽ nhanh chóng trở nặng. Đồ ngọt cũng tương tự như vậy.

5.4 Uống thật nhiều nước

Phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần thay đổi lối sống và chế độ sinh hoạt của mình giúp làm giảm nồng độ acid uric qua đó làm giảm khả năng mắc bệnh gout khi mang thai. Thời kỳ này bạn nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày chia đều 3 buổi. Càng uống nhiều nước, acid uric càng được đào thải qua thận theo đường nước tiểu. Hơn nữa, phụ nữ mang thai uống nhiều nước cũng giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất tốt hơn và không bị khô túi nước ối.

  1. Điều trị bệnh gout khi mang thai

Bệnh gout gây ra những triệu chứng như sưng đau ở các khớp và thường ở ngón chân cái. Đối với phụ nữ mang thai việc sử dụng thuốc chữa bệnh gout được khuyến cáo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của chính mình và thai nhi trong bụng. Nhưng có những biện pháp khác giúp bạn thoát khỏi bệnh gout trong thời kỳ mang thai, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây!

6.1 Lối sống lành mạnh

Thay đổi lối sống

Nếu như bạn bị bệnh gout trong thời kỳ mang thai thì bác sĩ sẽ khuyên bạn cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng và lối sống hàng ngày. Việc thay đổi chế độ ăn uống bằng cách giảm việc tiêu thụ những axit uric giúp cho cơ thể giảm sưng viêm các khớp và không gây nguy hiểm đến em bé trong bụng.

Chế độ nghỉ ngơi, vận động

Để trải qua cơn đau do bệnh gout, người bệnh cần phải nghỉ ngơi. Hãy nhớ rằng các khớp bị viêm do đó bạn cần tránh việc hoạt động, đi lại nhiều vì sẽ làm tình trạng viêm thêm trầm trọng hơn.

Giai đoạn này mẹ cần chú ý nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để tránh gây những tổn thương xương khớp cũng như có những bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.

Bài tập thể dục cho bệnh nhân gout

Ngoài những loại thuốc điều trị gout bằng cả đông tây y hay những bài thuốc dân gian thì bạn cần áp dụng những cách hỗ trợ điều trị bệnh gout này bằng nhiều cách đặc biệt là áp dụng các bài tập thể dục cho bệnh nhân gout để bệnh nhân được điều trị 1 cách hiệu quả nhanh nhất có thể

Tập thể dục giúp giảm cân và cơ bắp khỏe mạnh hơn. Kiểm soát cân nặng tốt giúp giảm áp lực lên khớp do đó tốt cho người bị bệnh gout và các bệnh về xương khớp. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe và những lợi ích sau:

- Giúp duy trì khả năng hoạt động bình thường của các khớp

- Tăng độ dẻo dai và sức mạnh của cơ

- Điều chỉnh cân nặng để giảm gánh nặng lên khớp

- Giúp xương và các mô sụn duy trì trạng thái khỏe mạnh

- Tăng cường sức khỏe tim mạch 

Nếu bạn không quen vận động, đừng vội vàng bắt đầu các bài tập nặng vì nó chỉ khiến bệnh gút tồi tệ hơn. Trước khi bắt đầu chế độ tập luyện bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về những bài tập phù hợp với tình trạng của bệnh. Không nên tự ý tập luyện khi chưa có chỉ định của bác sĩ, điều đó có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng.

Dưới đây là những bài tập thể dục cho bệnh nhân bị bệnh gout khi mang thai bạn có thể áp dụng tại nhà (tùy vào từng giai đoạn thai kỳ mà bạn có thể lựa chọn bài tập phù hợp):

Bài tập giãn cơ

Giãn cơ có thể giảm được sự tích tự axit uric trong cơ thể. Giãn cơ còn có thể giúp tăng khả năng hoạt động cũng như sự linh hoạt cho các cơ.

Bài tập lưng và cơ đùi sau

Ngồi trên sàn, 2 chân duỗi thẳng trước mặt. Vươn mình về phía trước cho đến khi tay chạm ngón chân. Giữ tư thế trong 15 giây và cố gắng làm thêm 3 lần nữa

Bài tập vai

Đầu tiên dành vài phút để khởi động, nhất là phần cơ thể trên. Sau đó cuộn người về phía trước trong 30 giây rồi cuộn người về phía sau trong 30 giây. Tay luôn để sát theo cơ thể.

Bài tập cổ tay cho bệnh nhân gout

Tay nắm hình nắm đấm, xoay cổ tay theo chiều kim đồng hồ 30 giây, đổi chiều ngược lại tiếp tục tập trong 30 giây.

Bài tập Aerobic nhẹ nhàng và bài tập Cardio

Tập luyện tim mạch giúp tăng cường khả năng sử dụng oxy để chuyển hóa axit ở trong cơ thể và cải thiện chức năng phổi. Nó còn giúp tăng cường sức mạnh của các cơ bắp dưới.

Chọn các bài tập Aerobic nhẹ nhàng như leo cầu thang, đi bộ fitness và tập nhảy. Bắt đầu với 10 phút hàng ngày và càng về sau càng kéo dài thời gian. Hãy chú ý rằng, mục tiêu của bạn là 30-45 phút một ngày, một tuần 5 ngày.

6.2 Chế độ ăn uống khoa học

Những thực phẩm cần tránh

Sò huyết

Các loại hải sản nói chung và sò huyết là thực phẩm bạn đừng nên ăn khi bị bệnh gout thai kỳ. Lona Sandon một giáo sư về dinh dưỡng lâm, sàng tại đại học Texas trung tâm y tế tây nam ở Dallas đã chỉ ra rằng những thực phẩm giàu purin khi cung cấp vào cơ thể sẽ phá vỡ thành acid uric. Đối với những thực phẩm từ thịt và hải sản chỉ nên ăn ở mức tối thiểu chứ không nên ăn quá thường xuyên sẽ làm triệu chứng của bệnh tồi tệ hơn.

Các loại cá

Một số loại hải sản có thể gây ra những cơn đau dai dẳng cho người bị bệnh gout khi mang thai. Do đó những loại cá như cá trích, cá ngừ, cá cơm bạn tuyệt đối đừng nên ăn nhiều. Trong cá trích có chứa nhiều chất đạm và chất mỡ. Bên cạnh đó, những thực phẩm như tôm, cua sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bị bệnh.

Phó Giáo sư Lona Sandon, chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng tại Trung tâm y tế tây nam, Đại học Texas, Dallas khuyến cáo: Bệnh nhân gout nên hạn chế ăn đồ biển và thịt vì đây là những thực phẩm giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Ngay cả khi bạn không phải là “đối tượng” dễ bị bệnh gout tấn công, thì bạn cũng chỉ nên ăn khoảng 120(g) đồ biển mỗi ngày. Nếu bạn là người “mê” đồ biển, bạn vẫn có thể thưởng thức sò và cá hồi (nhưng nhớ là không ăn thường xuyên).

Bệnh nhân mắc bệnh gout khi mang thai tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Trong khi đó, tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn.

Bia/rượu

Uống nhiều bia/rượu không tốt cho tất cả mọi người (bệnh nhân gout cũng không phải là một ngoại lệ). Vì thế, các bác sĩ khuyên bạn, khi đi dự một bữa tiệc thì nên kiêng rượu hoàn toàn. Rượu có thể làm ức chế quá trình bài trừ axit uric trong cơ thể gây phát bệnh Gout. Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh gout với những người có xu hướng dễ mắc bệnh. Nguyên nhân là do uống bia không chỉ làm gia tăng hàm lượng uric-acid mà còn cản trở quá trình loại trừ chất này ra khỏi cơ thể.

Thịt ngỗng và gà tây

Thịt gà tây và thịt ngỗng là những thực phẩm có hàm lượng purine cao, do đó bệnh nhân gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người có xu hướng mắc bệnh gout khi mang thai cũng nên hạn chế ăn thịt thú săn.

Thực phẩm từ nội tạng động vật

Những bệnh nhân gout nên ghi nhớ điều này: Các món ăn nội tạng như gan, thận, lá lách là những món ăn nên “từ chối” hoàn toàn.

Thịt đỏ

Hàm lượng chất purine có trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung vẫn tốt hơn thịt đỏ. Trong thịt đỏ có chứa hàm lượng purine cao hơn nhiều so với những loại thịt khác. Nếu muốn bệnh gout nhanh khỏi thì bạn cần phải kiêng thịt đỏ, ăn nhiều sẽ khiến những cơn đau dai dẳng và khó chịu không bao giờ chấm dứt.

Mặc dù không phải loại bỏ hoàn toàn thịt đỏ ra khỏi chế độ ăn, các bác sĩ vẫn khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ.

Một số loại thịt đỏ được cho là an toàn như thịt lợn, thịt bò, nếu bạn ăn thịt cừu thì nên ăn phần sườn cừu.

Cà chua

Trong thành phần của cà chua cũng có chứa purin. Vì thế những người đang phải sống chung với bệnh gout hay những người có nguy cơ cao mắc bệnh gout khi mang thai cần phải hết sức thận trọng, nếu như sử dụng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa

Các loại nước ngọt

Những loại nước uống có gas, có đường hóa học hay những loại nước trái cây cũng nên hạn chế. Bởi lẽ những chất tạo ngọt sẽ làm sản sinh axit uric.

Những người có xu hướng mắc bệnh gout khi mang thai nên tránh các thức ăn có hàm lượng đường fructose cao như soda, nước hoa quả. Bởi vì những chất ngọt này sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra nhiều uric acid.

Một nghiên cứu cho thấy, nam giới hấp thu nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Trong năm 2010, đội nghiên cứu này cũng cho biết, phụ nữ uống nhiều đồ uống được làm ngọt với đường fructose cũng có nguy cơ cao mắc bệnh gout.

Măng tây

Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấm có hàm lượng purine cao hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, cũng không nhất thiết phải loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn.

Những thực phẩm thay thế

Mặc dù có rất nhiều thực phẩm mẹ bầu mắc gout khi mang thai cần tránh đã được liệt kê ở trên, theo ý kiến của các chuyên gia, vẫn có một số thực phẩm bảo vệ bạn chống lại bệnh gout. Đó là những thực phẩm được làm từ sữa ít chất béo, cà phê, hoa quả, đặc biệt là hoa quả có múi (cam, quýt…).

Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo uống từ 12 đến 16 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể thay thế nước bằng nước trái cây không đường, trà và cà phê.

Thực đơn cho người bị bệnh gout khi mang thai

Bạn nên áp dụng nguyên tắc ăn uống một cách tuần tự, không nóng vội. Nếu không, nhiệt năng giảm quá nhiều và quá nhanh sẽ khiến cho ceton trong nước tiểu tăng lên, ảnh hưởng tới chức năng bài trừ axit uric, phát sinh bệnh Gout cấp tính gây nguy hại cho cả mẹ và thai nhi. 

– Hạn chế hấp thụ thức ăn có purin:

Purin là một thành phần của nhân tế bào. Chỉ cần trong thực phẩm có nhân tế bào thì sẽ có purin, thức ăn của động vật, có hàm lượng purin tương đối cao. Người bệnh nên kiểm soát lượng purin hấp thụ trong thời gian dài (thông thường lượng purin hấp thụ mỗi ngày là 600-1000mg), thời kỳ cấp tính nên chọn các loại thức ăn có hàm lượng purin thấp (lượng purin hấp thụ mỗi ngày dưới 100-150mg).

Nếu bệnh thuyên giảm, có thể nới lỏng chế độ ăn một cách hợp lý. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế thức ăn có nhiều purin. Do protein có công dụng đặc biệt trong cơ thể làm tăng axit uric nội sinh nên bạn phải có những hạn chế.

– Ăn nhiều thức ăn có tính kiềm:

Thức ăn có hàm lượng natri, kali, canxi nhiều trong cơ thể được oxy hóa thành kiềm oxy. Rau xanh, khoai lang, khoai tây, các loại sữa… được gọi là thức ăn có tính kiềm. Các loại hoa quả như cam, quýt cũng giữ lại nguyên tố kiềm qua quá trình trao đổi chất trong cơ thể gọi là thực phẩm tính kiềm.

Mỗi ngày cung cấp 1000g rau xanh, 50g hoa quả có thể giúp bạn tăng cường khả năng hấp thụ thực phẩm tính kiềm, làm giảm axit uric trong huyết thanh, từ đó tăng axit uric trong nước tiểu. Hoa quả rau xanh có nhiều Vitamin C có thể thúc đẩy quá trình phân giải muối urat trong các cơ quan.

Dưa hấu và bí đao không chỉ là thực phẩm có tính kiềm mà còn có công dụng lợi tiểu rõ rệt, có lợi đối với bệnh nhân mắc bệnh gout khi mang thai. Bảng dưới đây liệt kê các thức ăn có tính kiềm thường dùng.

 

Tên

Độ kiềm

Tên

Độ kiềm

Tên

Độ kiềm

Đậu tương

+2,20

Bí đỏ

+5,80

Chuối

+8,40

Đậu Phụ

+2,20

Măng khô

+6,33

+8,40

Hành tây

+2,40

Củ cải

+9,28

Táo

+8,20

Ngô, sen

+3,40

Rau chân vịt

+12,00

Dưa hấu

+9,04

Dưa chuột

+4,60

Rong biển

+14,0

Bí đao

+9,60

Đậu bốn mùa

+5,20

Hồng xiêm

+6,20

Sữa

+0,32

Khoai tây

+5,20

Dâu tây

+7,80

Nước trà

+8,89

 

– Bảo đảm lượng nước tiểu nhiều:

Nếu chức năng tim, phổi của người bệnh bình thường, nên duy trì lượng nước tiểu ở mức 2000ml/ngày trở lên để thúc đẩy sự bài tiết axit uric. Người bị sỏi thận tốt nhất lượng nước tiểu phải đạt mức 3000ml. Đối với bệnh nhân bị Gout mãn tính không phải lúc nào chúng ta cũng kiểm soát hoàn toàn lượng nước. Do đó, thông thường tổng lượng dịch thể hấp thụ của người bệnh mỗi ngày nên đạt tới 2500-3000ml.

Nước uống có thể là nước sôi để nguội, trà, nước khoáng, nước có ga, nước ép hoa quả. Tuy nhiên, các loại nước uống khác như trà đặc, cà phê, côca… không sản sinh axit uric trong cơ thể, cũng không gây tích tụ hạt tophi nhưng lại có công dụng kích thích hệ thần kinh thực vật, gây phát bệnh gout. Vì thế bạn nên trách uống nhiều. Trước khi đi ngủ hoặc nửa đêm, bạn nên uống một lượng nước thích hợp.

– Thành phần đường có công dụng thúc đẩy bài trừ axit uric:

Người bệnh nên ăn nhiều thức ăn có hàm lượng đường phong phú như cơm, bánh bao, mì…

Tùy theo cân nặng để bổ sung protein thích hợp, 1kg cân nặng cần 0,8 – 1g protein (chủ yếu từ trứng và sữa). Nếu là thịt nạc, thịt gà, vịt… nên luộc qua rồi bỏ nước luộc đi, không nên ăn thịt hầm hoặc thịt luộc với muối.

6.3 Phương pháp chữa bệnh gout an toàn và hiệu quả

Để hỗ trợ điều trị bệnh gout khi mang thai, giảm axit uric trong cơ thể có thể dùng một số liệu pháp từ thiên nhiên an toàn và hiệu quả như:

Trái anh đào

Trải qua nhiều thập kỉ, trái anh đào đã thu hút được sự quan tâm đáng kể từ các bệnh nhân mắc bệnh gout khi mang thai cho đến những nhà nghiên cứu y học về khả năng phòng chống và điều trị bệnh gout. Các nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành ở người và vật khỏe mạnh đã chứng minh rằng các sản phẩm từ anh đào giúp làm giảm hàm lượng axit uric. Các nghiên cứu khác cho thấy những sản phẩm từ anh đào có chứa hàm lượng anthocyanins cao có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm. Hơn nữa, một số nhà sản xuất anh đào đã tuyên bố rằng các sản phẩm làm từ anh đào có khả năng giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra và một số bệnh nhân đã bắt đầu sử dụng anh đào như một liệu pháp chính để phòng chống và đối phố với các cơn gout. Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu cũng cho thấy rằng anh đào giúp gia tăng đáng kể tác dụng của allopurinol trong việc ngăn chặn các cuộc tấn công của bệnh gout thai kỳ.

Cây móng quỷ

Cây móng quỷ thuộc họ Pedaliaceae, được biết đến với các tên gọi khác như cây mỏ neo, cây nhện gỗ hoặc cây harpago. Một số nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng cây móng quỷ có hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh về viêm khớp và thấp khớp. Harpagoside (thành phần hóa học có trong cây móng quỷ) có tác dụng giảm đau ngoại vi. Nghiên cứu trên con người cho thấy hiệu quả giảm đau trong việc sử dụng chiết xuất từ cây móng quỷ có chứa harpagoside lên các cơn đau ở đầu gối, khớp hông và vùng lưng dưới. Mặc dù chưa có một cơ chế hoạt động cụ thể cho công dụng này, tuy nhiên nó được cho là gắn liền với đặc tính kháng viêm sẵn có của loại chiết xuất này.

Với công dụng làm giảm đường huyết đã được chứng minh, việc sử dụng cây móng quỷ cần được cân nhắc kĩ lưỡng đối với bệnh nhân tiểu đường đang sử dụng các loại thuốc hạ đường huyết khác, vì nó có thể dẫn đến việc sử dụng quá liều, gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Cây móng quỷ có khả năng làm giảm huyết áp ở động mạch và giảm nhịp tim ở động vật. Tác dụng bảo vệ giúp chống lại triệu chứng rối loạn nhịp tim cũng được ghi nhận ở loài cây này. Cũng vì vậy, chiết xuất cây móng quỷ có thể kết hợp với một số thuốc khác gây ảnh hưởng lên nhịp tim, huyết áp. Tuy nhiên, liều lượng đưa vào cần phải được cân nhắc và có thể xảy ra một số phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Cây móng quỷ cũng có tác dụng làm loãng máu, vì vậy cẩn chú ý khi sử dụng chung với các loại thuốc có khả năng làm loãng máu khác.

Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét tá tràng không nên sử dụng cây móng quỷ, do ảnh hưởng của nó đối với độ pH ở dạ dày. Do có khả năng giục sinh, chiết xuất cây móng quỷ được chống chỉ định trong thời kì mang thai ở phụ nữ.

Chiết xuất của cây móng quỷ có thể hấp thu dưới nhiều hình thức, vì vậy mà liều lượng thường thay đổi theo mỗi dạng khác nhau, tùy thuộc vào hàm lượng của các thành phần khác. Sau đây là những liều lượng sử dụng đã được kiểm nghiệm lâm sàng và khuyến cáo sử dụng. Rễ khô: Hòa tan 0.5-1.0g trong nước rồi cho bệnh nhân uống để kích thích dạ dày và quá trình tiêu hóa. Bột rễ khô (dạng viên nén hoặc viên nang): 1800–2400 mg (harpogoside 50–100 mg), dùng điều trị bệnh viêm khớp, các triệu chứng đau cơ xương và kháng viêm. Dung dịch thô chiết xuất từ rễ: 2-9g mỗi ngày, điều trị bệnh đau lưng dưới và viêm xương khớp.

Cỏ linh lăng

Chiết xuất ethyl acetate từ mầm cỏ linh lăng có tác dụng chống viêm để dùng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn và gây viêm. Kết quả đã được nghiên cứu đã chứng minh rằng việc bổ sung chiết xuất từ mầm cỏ linh lăng sẽ giúp ức chế sự sản sinh các chất cytokines tiền viêm và làm giả nguy cơ viêm cấp tính.

Giấm táo

Giấm táo có công dụng cao trong điều trị sưng cơ và đau khớp. Để làm dịu đi các cơn mệt mỏi và đau nhức cơ khớp, cách tốt nhất đó chính là sử dụng giấm táo khi tắm kết hợp cùng các động tác tự xoa bóp thư giãn. Giấm táo còn có công dụng điều trị các bệnh viêm khớp. Các cặn lắng gây choáng chỗ, làm khớp xương bị xơ cứng, giãn to và làm hư hại các khớp xương. Các vấn đề về khớp và bệnh viêm khớp gây đau đớn, tàn tật đều là những hậu quả đáng buồn. Các cặn lắng này sẽ được làm tan biến bằng cách uống giấm táo mỗi ngày.

Bồ công anh

Rễ cây bồ công anh có chứa axít kynurenic, một amino axít giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các đặc tính tiền sinh học của bồ công anh là do trong rễ cây có chứa chất xơ (inulin) và sesquiterpene lactones. Nếu được thu hoạch vào mùa thu thì trong rễ bồ công anh sẽ có lượng inulin cao nhất và lượng sesquiterpene lactones trong rễ bồ công anh cũng có tác dụng làm dịu cơn viêm rất tốt.

Tía Tô

Nếu bị bệnh gout khi mang thai, trong nhà lúc nào cũng cần có lá tía tô để dùng bất cứ lúc nào.

Khi bị lên cơn đau do bệnh gút, lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, bỏ vào nồi đun thật kỹ, (như sắc thuốc Bắc) rồi uống. Cơn đau sẽ hết ngay trong vòng nửa giờ.

Hàng ngày dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Lúc nào thấy các khớp xương sắp bị sưng tấy lên, dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Bài thuốc này không có tác dụng phụ, lại có tác dụng nhanh nên người bệnh có thể kiểm chứng công dụng của nó ngay lập tức.

Dùng lâu dài để ngăn bệnh tái phát.

Cải Bẹ Xanh

Cải bẹ xanh (lá cải hơi có vị đắng, người ta hay gọi là cải đắng) dùng để nấu nước uống hàng ngày. Trước khi nấu rửa thật sạch . Không nên nấu quá đậm đặc mà nấu loãng dễ uống. Nước uống này có tác dụng đào thải chất axit uric.

Uống hàng ngày, thay nước lọc, dù thấy bệnh đã khả quan vẫn tiếp tục uống để axit uric không còn cơ hội tái tạo và tích tụ trong cơ thể nữa, qua đó giúp điều trị bệnh gout khi mang thai.

Cây Nở Ngày Đất

Nhờ có những thành phần như Flavones, Gomphrenol, Flavonoïdes glycosides ... nên nó có khả năng trị một số bệnh hiệu quả. Đây là một loại dược liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, không chất độc hại cũng như không gây tác dụng phụ bảo đảm cho sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy, có rất nhiều người quan tâm đến công dụng của cây nở ngày đất.

Theo một số thống kê cũng như từ ý kiến phản hồi của những người đã từng sử dụng cây nở ngày cho biết, tác dụng của cây nở ngày đất đặc biệt nổi bật là chữa trị đau nhức xương khớp cũng như hỗ trợ điều trị căn tiền sản giật rất hiệu quả.

Không dừng lại ở đó, nó còn có khả năng: Chữa cảm ho thông thường, giúp tiêu đờm, kháng ung thư cũng như ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u. Đồng thời, cây nở ngày còn có tác dụng chữa bệnh tim, giảm cholesterol trong máu, tốt cho bệnh nhân tiểu đường,...

Chỉ cần mỗi ngày dùng đều đặn từ 20 đến 30 gram nở ngày đất khô đem đi nấu nước uống kiên trì, sau vài tuần bạn sẽ thấy được tác dụng của cây nở ngày đất thật sự hiệu quả như thế nào. Nó sẽ giúp bạn ngăn ngừa và hạn chế những cơn đau của bệnh gout gây ra, cũng như phòng chống những căn bệnh khác một cách đơn giản, tiện lợi và hữu hiệu nhất.

Các loại thảo dược khác

Các chiết xuất từ thực vật như hạt cần tây, lá cần tây tươi, sung sấy khô, nghệ, vỏ quế và lá cây hương thảo có tác dụng giúp làm giảm đáng kể hàm lượng axit uric trong huyết tương và trong nước tiểu do các chiết xuất này có tác dụng chống oxi hóa và kháng viêm nhờ có chứa các hợp chất phenolic, các axit béo chưa bão hòa, các axit béo mạch dài và các phytosterols.

Ngoài ra, bạn có thể giảm đau cấp tốc cho những vùng bị bệnh gout khi mang thai bằng cách chườm đá hoặc chườm bằng bắp cải để trong ngăn đá.

Tuy nhiên, việc sử dụng những bài thuốc chữa dân gian khia còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tình trạng sức khỏe thực tế, nên nếu bệnh của bạn khá nặng thì bạn nên tới bệnh viện để có sự theo dõi và điều trị tốt nhất từ các y bác sĩ và tư vấn những loại thuốc có thể sử dụng mà không làm ảnh hưởng cho mẹ và bé.

Trong trường hợp nếu bạn có vấn đề về sức khỏe hay nghi ngờ mình bị bệnh gout khi mang thai thì bạn cũng nên đi khám và xét nghiệm để phát hiện và điều trị sớm nhất. Bên cạnh đó vẫn cần lưu ý lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng, chú ý cân bằng tỷ trọng cơ thể để hạn chế các nguy cơ mắc phải bệnh gout thai kỳ nhé!



Bài liên quan

6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoái hóa cột sống
Bôi dầu gió vào 3 vị trí này chẳng khác nào bổ sung thuốc quý kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ ngủ ngon, không lo đột quỵ, luôn khỏe mạnh dẻo dai
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP: Khi nào nên điều trị?
Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vì sao dễ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP?
Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết
Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!
Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị
Triệu chứng bệnh viêm xoang
MẤT NGỦ, SUY GIẢM TRÍ NHỚ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Mẹo giúp bạn cắt cơn đau gout hiệu quả nhanh tức thì
Những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
Bạn biết chưa: Những biểu hiện bệnh gout cần lưu ý để kịp thời chữa trị
vitamin khoáng chất cho bệnh gout
Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ
Stress và biểu hiện của nó
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày có mấy giai đoạn? Dấu hiệu phát hiện sớm là gì?
 
Phản hồi của bạn