Cảnh báo 3 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày
Cập nhật: 26.05.2020 09:18

Chủ quan với đau dạ dày, ung thư lúc nào không biết

Ung thư dạ dày là một căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Điều đáng nói là bệnh hầu như không có bất kỳ triệu chứng nào đặc hiệu ở giai đoạn đầu. Người bệnh chỉ có cảm giác buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, đau thượng vị (đau vùng trên rốn), đầy hơi, chướng bụng… Do đó, đa phần người đau dạ dày chưa nghĩ rằng bệnh của mình đã tiến triển thành ung thư. Chỉ đến khi bản thân họ có các triệu chứng rõ rệt hơn như sụt cân đột ngột, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân đen, chảy máu dạ dày…, người đau dạ dày mới để ý và đi khám thì ung thư dạ dày đã bước sang giai đoạn muộn, hoặc đã di căn đến khu vực khác, tính mạng của người bệnh phải đối diện với tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Do đó, quá trình điều trị rất khó khăn và tốn kém.

dehp ung thu da day

Ung thư dạ dày diễn biến âm thầm nên người đau dạ dày hay chủ quan, không biết bệnh của mình đã trở nặng

Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 800.000 trường hợp tử vong do ung thư dạ dày. Điều đáng nói là tỷ lệ bệnh nhân không sống được sau 5 năm kể từ khi phát hiện bệnh lên tới 80%. Ngoài ra, ung thư dạ dày không chỉ làm tăng nguy cơ tử vong mà còn khiến người bệnh phải trải qua khoảng thời gian đau đớn về thể chất cũng như thiệt hại to lớn về kinh tế khi điều trị.

3 yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày người bệnh hay chủ quan

Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng – Nguyên Phó trưởng khoa Tiêu hóa bệnh viện Bạch Mai, bệnh ung thư dạ dày có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, đối với những người có người thân bị ung thư dạ dày, đã phẫu thuật cắt bỏ 1 phần dạ dày, có thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh, và đặc biệt, người đau dạ dày có nhiễm vi khuẩn HP, tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày thường sẽ cao hơn.

Gia đình có người thân bị ung thư dạ dày (Gen di truyền)

Một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày là gen di truyền.  Nếu trong gia đình bạn có người thân như cha, mẹ, anh, chị em ruột có tiền sử mắc bệnh ung thư dạ dày, bạn cần hết sức cẩn trọng. Bởi có nhiều giả định cho rằng, ung thư dạ dày có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nếu trong cơ thể bị đột biến khiếm khuyết gen CDH1 thì tỷ lệ phát triển thành ung thư dạ dày sẽ lên đến 70 – 80%. Vì vậy, đối với những người có người thân bị ung thư dạ dày, nhất định phải tầm soát ung thư và kiểm tra sức khỏe định kỳ để ngăn ngừa và phát hiện sớm ung thư dạ dày.

ung thu da day

Ung thư dạ dày có liên quan đến yếu tố di truyền

Thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh

Theo các chuyên gia, thói quen ăn uống sinh hoạt không lành mạnh cũng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ biến chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy, cần loại bỏ những thói quen xấu không lành mạnh như sau:

  • Ăn nhiều các loại thực phẩm hun khói, ướp muối như xúc xích, thịt hun khói, cá khô, dưa muối, cà muối… chứa nồng độ nitrat cao; dưới tác động của vi khuẩn, nitrat sau khi vào cơ thể sẽ biến thành nitrosamin – một chất gây ung thư, vì vậy sử dụng nhiều các loại thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
  • Chế độ ăn ít trái cây và rau xanh

DEHP che do an uong nguoi dau da day

Nên bổ sung rau xanh và trái cây vào chế độ ăn uống hằng ngày

  • Sử dụng quá nhiều rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Trong rượu bia có chứa cồn, đặc biệt một số loại có chứa cồn công nghiệp sẽ gây nguy hại cho dạ dày, gan, thận; còn trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc hại như nicotin, hắc ín, các chất gây nghiện,… đều có thể gây ung thư, điển hình là ung thư phổi, vòm họng, dạ dày, gan,…
  • Các thói quen lười vận động: thường dẫn đến sự tích tụ các chất béo trong cơ thể, khiến chúng không được chuyển hóa. Điều này cũng gây hại cho dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, nặng hơn là xuất huyết dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày.

Viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori)

Vi khuẩn HP tồn tại âm thầm dưới lớp niêm mạc dạ dày và tiết ra các loại độc tố gây tổn thương dạ dày. Có đến 90% nguời bệnh viêm loét dạ dày không biết mình bị nhiễm loại vi khuẩn nguy hiểm này. Nhiều trường hợp, chỉ đến khi xuất hiện thêm các triệu chứng xuất huyết dạ dày, thậm chí ung thư dạ dày mới phát hiện mình bị nhiễm khuẩn HP.

dehp lam the nao de dieu tri dau da day o tre em hieu qua2

HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Các chuyên gia khuyến cáo rằng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày có thể cao gấp 6 lần khi bị nhiễm vi khuẩn HP. Và cũng theo một nghiên cứu tại Đại học Y Pennsylvania ở Mỹ đã chỉ ra, nhiễm vi khuẩn HP có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Tại Việt Nam, theo PGS.TS Vũ Văn Khiên, Tổng thư ký Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, nhiễm khuẩn HP là nguyên nhân nhóm một gây ra ung thư dạ dày. Do đó, nếu không điều trị loại bỏ HP kịp thời và đúng cách, người bệnh viêm loét dạ dày sẽ phải đối diện với nguy cơ mắc ung thư dạ dày, gây nhiều gánh nặng chi phí cũng như đe dọa tính mạng cho người bệnh.

Chính vì vậy, đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày cần điều trị loại bỏ HP kịp thời và triệt để, từ đó giúp phòng ngừa các biến chứng dạ dày, đặc biệt ung thư dạ dày.

Phương pháp loại bỏ HP – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư dạ dày

Hiện nay, chưa có loại vacxin nào giúp phòng ngừa được vi khuẩn HP. Phương pháp thường được áp dụng để tiêu diệt HP là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, ở nước ta, do quá trình lạm dụng kháng sinh ngày càng nhiều dẫn đến tình trạng HP kháng kháng sinh ngày một tăng cao và trở thành thách thức vô cùng lớn với ngành y tế.

dehp vi khuan hp
Nhiễm vi khuẩn HP là mối nguy lớn đe dọa tới sức khỏe của mọi người.