logo
logo
Tư vấn miễn phí:
0968 86 99 55
Vietnamese English

1. Vì sao lại phải trung hòa axit trong dạ dày ?

Khi chúng ta ăn, dạ dày sẽ tiết ra dịch vị chứa axit clohydric để trung hòa và tiêu hóa thức ăn. Trong dịch dạ dày của người bình thường có axit clohidric (HCl) với nồng độ khoảng từ 0.0001 đến 0.001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3).

Ngoài tác dụng hòa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thủy phân các chất glucid (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.

trung hòa axit trong dạ dày

Để tiêu hóa thức ăn dễ dàng, dạ dày tiết ra các axit clohydric

Vai trò của axit clohidric quan trọng như vậy, TẠI SAO còn phải trung hòa nó?

Bình thường, bao tử chúng ta sẽ tiết ra 1 lượng axit nhất định vừa đủ để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên,  do căng thẳng, stress, do thức ăn có tính axit, do ô nhiễm mỗi trường… mà lượng axit trong dạ dày có xu hướng tăng lên.

Cơ thể luôn có cơ chế tự cân bằng môi trường axit kiềm, nhưng đến một lúc nào đó, khi axit tích tụ quá nhiều, cơ thể không tự cân bằng được nữa, thì các bệnh về dạ dày và một số căn bệnh nguy hiểm khác sẽ phát sinh. Những người bị viêm loét dạ dày, viêm hang vị hay trào ngược axit dạ dày… trong bao tử của họ chứa rất nhiều axit dư thừa. 

Môi trường tốt nhất để các tế bào trong cơ thể khỏe mạnh là môi trường kiềm nhẹ, độ pH dao động trong khoảng ~ 7.34 – 7.45 (nghiêng về tính kiềm nhẹ). Nếu môi trường này bị axit hóa, các tế bào sẽ yếu dần, chết đi hoặc bị biến đổi thành tế bào ác tính, gây ra các bệnh mạn tính nguy hiểm, đặc biệt là ung thư.

Riêng đối với dạ dày, nếu dịch vị có nồng độ axit vượt ngưỡng 0.0001 đến 0.001 mol/l sẽ dẫn đến các bệnh trào ngược axit dạ dày, viêm loét dày, viêm hang vị dạ dày… Do đó, cần chọn các thực phẩm giàu tính kiềm bổ sung hằng ngày để giúp cơ thể dễ dàng thực hiện chức năng cân bằng môi trường axit-kiềm này.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày

Để cân bằng axit dư thừa, hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày, bạn cần phải xác định được các nguyên nhân & sớm tìm hướng khắc phục. Các nguyên nhân chủ yếu này, bao gồm:

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Tiêu thụ quá nhiều thức ăn có tính axit như thịt đỏ, đồ nướng, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn cay, nóng uống nhiều rượu bia hay các loại nước có cồn khác, sử dụng nhiều chất kích thích…sẽ làm cho axit trong dạ dày tăng lên.

Sử dụng bia rượu quá mức sẽ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hóa khiến nhu động ruột của ống tiêu hóa bị rối loạn, lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạy dày và đại tràng bị mất tác dụng, dẫn đến rối loạn cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và làm thay đổi quá trình sinh hóa tái hấp thu và đào thải ở đại tràng.

Từ đó, làm cho các chứng năng chính của dạ dày và đại trạng bị rối loạn gây tiêu chảy, phân nát, đau bụng, kích thích đi ngoài nhiều lần, gây ra bệnh đau dạ dày và viêm đại tràng...

dư axit trong dạ dày làm sao trung hòa

Thói quen ăn uống kém khoa học chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng đau dạ dày

Ăn uống không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Ăn uống thất thường sẽ khiến cho dạ dày lúc cần co bóp thì không có thức ăn, lúc cần được nghỉ ngơi thì lại phải co bóp để thức ăn tiêu hóa. Dạ dày phải co bóp thất thường, thừa thiếu dịch vị như vậy lâu ngày sẽ gây ra các triệu chứng ăn không ngon miệng, tiêu hóa kém, dẫn đến bệnh về dạ dày.

Uống nước trong khi ăn và ngay sau khi ăn sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, từ đó dạ dày phải tiết thêm một lượng axit ngoài dự kiến nữa để tiêu hóa thức ăn, lâu dần lượng axit ngoài dự kiến đó sẽ tích tụ làm tăng lượng axit trong dạ dày.

Sử dụng thực phẩm, nước uống bẩn như: một số loại rau củ quả ngày nay còn tồn dư rất nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, phân hóa học, chất bảo quản. Ở một số vùng, nước uống bị nhiễm hóa chất từ nước thải chưa xử lý. Nếu lượng hóa chất độc này đi vào cơ thể, nó tác động trực tiếp lên thành ruột, ảnh hưởng đến niêm mạc ruột dẫn đến đau dạ dày, đại tràng.

  • Ô nhiễm môi trường, tia UV

Môi trường ô nhiễm: khói bụi, khí thải, mùi hóa chất, mùi nước thải, hay tia UV công vào cơ thể làm cho cơ thể tích tụ một khối lượng lớn độc tố, ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống cơ thể trong đó có hệ tiêu hóa và dạ dày.

  • Tinh thần luôn trong trạng thái căng thẳng, stress

Khi chúng ta thường xuyên trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hay stress thì cơ thể sẽ tăng cường cơ chế tiết dịch axit HCL trong dạ dày, khiến cho niêm mạc ruột bị tổn thương, dẫn đến đau dạ dày.

3. TOP [8] thực phẩm tốt nhất giúp trung hòa axit dư thừa trong dạ dày

Axit dư thừa trong dạ dày có thể được cân bằng nếu chúng ta thay đổi thói quen ăn uống, lối sống và suy nghĩ tích cực hơn. Top [8] loại thực phẩm sau sẽ giúp bạn giải quyết nhanh chóng & hiệu quả việc trung hòa axit trong dạ dày.

  • TOP 1. Rau cải xanh

Rau cải xanh (hoặc rau xanh nói chung) là các thực phẩm giàu tính kiềm tự nhiên nhất, giúp cơ thể cân bằng môi trường axit - kiềm hiệu quả.

thực phẩm trung hòa axit trong dạ dày

Rau xanh là thực phẩm giàu tính kiềm cần được bổ sung vào thực đơn mỗi ngày

Mỗi khi bạn bị bệnh, các chuyên gia - bác sĩ thường khuyên rằng, bạn nên ăn nhiều rau xanh. Nguyên nhân là, việc ăn rau xanh không chỉ giúp bạn nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch do giàu tính kiềm, giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mà còn giàu các chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh mạn tính...

Đối với bệnh dạ dày, các loại rau xanh giúp trung hòa nhanh axit dư thừa trong cơ thể là rau chân vịt, súp lơ, bông cải xanh, đậu xanh, rau bạc hà, rau húng quế… 

  • TOP 2. Nước điện giải ion kiềm

Giàu tính kiềm tự nhiên như rau xanh, nước điện giải ion kiềm là thức uống giúp bổ sung tính kiềm, chất khoáng tốt nhất cho cơ thể. Việc bổ sung này có thể thực hiện đơn giản bằng việc uống khoảng 2 - 2.5 lít nước mỗi ngày. Nước ion kiềm với độ p H 8.5 - 9.5  giúp trung hòa lượng axit dư thừa, giảm tình trạng axit cao trong dạ dày gây đau, trào ngược axit dạ dày.

 

  • TOP 3. Chuối

trong chuối có tính kiềm và sẽ giúp trung hòa axit trong dạ dày. Ăn chuối thường xuyên sẽ giúp hỗ trợ điều trị trào ngược axit hiệu quả.

  • TOP 4. Tỏi

tỏi có chứa allicin, một hoạt chất giúp ngăn ngừa sự hình thành axit ở thực quản. Nên sử dụng tỏi trong bữa ăn hằng ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ.

  • TOP 5. Rau diếp và mùi tây

đây là hai loại rau mà thành phần của nó có tính kiềm cao, giúp trung hòa axit dư thừa hiệu quả. Rau diếp (diếp cá) còn có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ viêm loét dạ dày rất tốt.

  • TOP 6. Đậu xanh

loại đậu này không chỉ là thực phẩm ngon hàng ngày mà còn là một bài thuốc Đông y hỗ trợ điều trị được rất nhiều loại bệnh. Đậu xanh có tính kiềm mạnh, có thể làm tốt nhiệm vụ trung hòa axit dư thừa trong bao tử nếu được dùng đều đặn.

  • TOP 7. Táo

 theo một số nghiên cứu, táo là loại trái cây tốt cho dạ dày và có khả năng giảm axit hiệu quả. Dù táo có tính axit tuy nhiên nó lại chứa các enzym khỏe mạnh có thể giúp trung hòa axit dạ dày. Để có kết quả tốt nhất, nên sử dụng sản phẩm táo được trồng theo phương pháp hữu cơ và ăn luôn cả vỏ táo.

  • TOP 8. Gừng hoặc trà gừng

gừng vừa có tính kiềm lại vừa có tác dụng kháng viêm, không chỉ giúp trung hòa axit dư thừa mà còn kháng viêm hiệu quả, làm giảm các triệu chứng trào ngược axit dạ dày, viêm dạ dày hiệu quả.

Mong rằng 8 loại thực phẩm trên đã giải quyết câu hỏi “Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày”. Bài viết hi vọng sẽ giúp bạn cân bằng được môi trường axit – kiểm trong cơ thể và cải thiện tình trạng đau dạ dày giúp bạn có 1 dạ dày thật khỏe mạnh.

 


Bài liên quan

6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoái hóa cột sống
Bôi dầu gió vào 3 vị trí này chẳng khác nào bổ sung thuốc quý kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ ngủ ngon, không lo đột quỵ, luôn khỏe mạnh dẻo dai
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP: Khi nào nên điều trị?
Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vì sao dễ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP?
Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết
Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!
Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị
Triệu chứng bệnh viêm xoang
MẤT NGỦ, SUY GIẢM TRÍ NHỚ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Mẹo giúp bạn cắt cơn đau gout hiệu quả nhanh tức thì
Những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
Bạn biết chưa: Những biểu hiện bệnh gout cần lưu ý để kịp thời chữa trị
vitamin khoáng chất cho bệnh gout
Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ
Stress và biểu hiện của nó
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày có mấy giai đoạn? Dấu hiệu phát hiện sớm là gì?
 
Phản hồi của bạn