logo
logo
Tư vấn miễn phí:
0968 86 99 55
Vietnamese English

1. Vi khuẩn HP có lây nhiễm không?

Vi khuẩn HP rất dễ lây lan, 3 con đường lây nhiễm chính của vi khuẩn HP đó là:

  • Lây nhiễm qua đường miệng: H.Pylori không chỉ tồn tại trong niêm mạc dạ dày người bệnh, chúng còn được tìm thấy trong nước bọt, mảng bám ở răng. Thói quen của người Việt Nam khi ăn uống là ăn chung mâm, dùng đũa gắp thức ăn cho nhau, dùng chung bát nước chấm... do đó nguy cơ lây nhiễm khuẩn HP là rất cao.
  • Lây nhiễm qua đường dạ dày - dạ dày: Trong quá trình thực hiện thao tác nội soi tại các cơ sở y tế, nếu việc vệ sinh dụng cụ nội soi không được đảm bảo, vi khuẩn HP có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành.
  • Lây nhiễm qua đường phân - miệng: vi khuẩn HP tồn tại trong phân của người bệnh nên có thể lây nhiễm khi đi vệ sinh không rửa tay sạch, hoặc lây nhiễm qua các trung gian khác như côn trùng (ruồi, muỗi, gián) nếu chúng tiếp xúc với nguồn bệnh sau đó lại bám vào thức ăn.

Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng dễ bị lây nhiễm HP nhất, nguyên nhân là do môi trường sống, thức ăn không đảm vệ sinh, người lớn có thói quen hôn hít trẻ, đút trẻ ăn bằng bát, đũa chung, mớm cơm cho trẻ, ngoài ra hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh cũng là yếu tố gây nhiễm vi khuẩn HP ở trẻ.

tre-bi-viem-loet-da-day-ta-trang-1
Sử dụng bát, đũa chung khi ăn uống là một trong các yếu tố gây lây nhiễm HP

2. Vi khuẩn HP gây ra những bệnh lý nào?

Tỷ lệ nhiễm khuẩn HP rất cao trong dân số, tuy nhiên phần lớn những người bị nhiễm đều không có triệu chứng cũng như biến chứng. Sự nhiễm khuẩn này nhìn chung rất thầm lặng, tuy vậy thông thường nó gây ra những cơn đau dạ dày mãn tính như viêm dạ dày mãn hoặc loét dạ dày.

3. Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP: khi nào nên điều trị?

Nhiều bậc phụ huynh lo sợ vi khuẩn HP sẽ gây viêm loét, ung thư dạ dày nên khi xét nghiệm thấy trẻ có nhiễm HP thì lập tức yêu cầu bác sĩ diệt tận gốc vi khuẩn này. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, ngay cả khi đã được điều trị tiêu diệt HP thì khả năng nhiễm lại vẫn rất cao do trẻ chưa tự ý thức được vấn đề giữ vệ sinh khi ăn uống, sinh hoạt. Hiện nay, nếu nhiễm HP chưa có triệu chứng thì trước mắt chưa cần phải điều trị. Khi nghiên cứu sâu về vi khuẩn HP, các nhà khoa học nhận thấy trong một số trường hợp nó không hẳn có hại hoàn toàn. Nếu không gây ra triệu chứng gì, sự có mặt của HP sẽ giống như một vi khuẩn cộng sinh, đôi khi đem lại một số tác dụng đối với cơ thể con người.Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì một số trường hợp sau cần diệt vi khuẩn HP để tránh gây hại đến sức khỏe và tính mạng của mỗi người:

  • Loét dạ dày tá tràng: Loét dạ dày tá tràng do vi khuẩn HP (vì không diệt HP thì ổ loét dạ dày, hành tá tràng có thể tái phát).
tre-bi-viem-loet-da-day-ta-trang-2
Loét dạ dày tá tràng
  • Chứng khó tiêu chức năng
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu nhưng không rõ nguyên căn
  • Ung thư dạ dày đã phẫu thuật
  • Thiếu máu, thiếu sắt
  • Những trường hợp trong gia đình có người bị ung thư dạ dày: bố, mẹ, anh, chị em ruột.
  • Viêm teo niêm mạc dạ dày.

Việc xét nghiệm và điều trị HP nên để bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa khám, tư vấn và quyết định để tránh những tốn kém không đáng có.

 


Bài liên quan

6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoái hóa cột sống
Bôi dầu gió vào 3 vị trí này chẳng khác nào bổ sung thuốc quý kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ ngủ ngon, không lo đột quỵ, luôn khỏe mạnh dẻo dai
Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vì sao dễ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP?
Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết
Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!
Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị
Triệu chứng bệnh viêm xoang
MẤT NGỦ, SUY GIẢM TRÍ NHỚ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Mẹo giúp bạn cắt cơn đau gout hiệu quả nhanh tức thì
Những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
Bạn biết chưa: Những biểu hiện bệnh gout cần lưu ý để kịp thời chữa trị
vitamin khoáng chất cho bệnh gout
Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ
Stress và biểu hiện của nó
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày có mấy giai đoạn? Dấu hiệu phát hiện sớm là gì?
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày ?
 
Phản hồi của bạn