logo
logo
Tư vấn miễn phí:
0968 86 99 55
Vietnamese English

1. Viêm loét dạ dày là căn bệnh như thế nào?

Viêm loét dạ dày tá tràng, hay thường gọi là viêm loét dạ dày, xuất hiện khi niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng bị tổn thương dẫn đến hiện tượng viêm loét, thông thường vết loét có kích cỡ khoảng 0,5 cm trở lên. Niêm mạc bị tổn thương khi màng lót dạ dày, tá tràng bị thủng khiến lớp mô bên dưới bị lộ ra, kết hợp với sự xâm nhập của các độc tố như axit dư thừa, thuốc hay vi khuẩn làm hình thành các vết loét. Thông thường viêm loét thường xuất hiện ở dạ dày hơn tá tràng.

Viêm dạ dày là căn bệnh khá phổ biến ở Việt Nam. Biểu hiện bệnh thường diễn ra âm ỉ, không dễ phát hiện, thậm chí ở nhiều người hầu như không xuất hiện triệu chứng. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là đau vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua, đau bụng có tính chất chu kỳ theo mùa hay theo thời gian dùng bữa.

2. Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – Tác nhân chính gây viêm loét dạ dày

HP
Vi khuẩn HP - tên khoa học: Helicobacter pylori

Vi khuẩn HP (tên khoa học: Helicobacter pylori) được biết đến là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong cơ quan dạ dày. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào cơ thể người thông qua nhiều con đường khác nhau, sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Do đặc tính của vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại enzyme có tên là Urease có khả năng trung hòa acid trong dạ dày, điều này cũng khiến cơ thể tiết ra chất kháng viêm có nguy cơ gây hại cho niêm mạc dạ dày.

Theo thống kê của Hội khoa học Tiêu hóa Việt Nam, trung bình 70% ca được chẩn đoán viêm loét dạ dày là do nhiễm khuẩn HP. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, việc nhiễm khuẩn HP trong thời gian dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm hơn như chảy máu dạ dày, thủng niêm mạc dạ dày, thậm chí có nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP gây bệnh qua 2 phương thức chính:

  • Vi khuẩn HP có khả năng tiết ra một loại men làm loại bỏ lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm tiền đề cho acid dạ dày xâm nhập vào lớp niêm mạc gây tổn thương.
  • Vi khuẩn HP sản sinh ra một loại độc tố có khả năng làm thoái hóa, hoại tử tế bào dạ dày, từ đó acid dịch vị thẩm thấu mạnh mẽ gây viêm loét, trợt dạ dày.

Vì vậy, có thể coi nhiễm khuẩn HP là tác nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc kháng sinh; sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên; chế độ ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh; căng thẳng đầu óc... cũng là một số những nguyên nhân có thể dẫn tới viêm loét dạ dày.

Nghiện rượu
Ngoài vi khuẩn HP, việc lạm dụng rượu bia cũng là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày

Bài liên quan

6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoái hóa cột sống
Bôi dầu gió vào 3 vị trí này chẳng khác nào bổ sung thuốc quý kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ ngủ ngon, không lo đột quỵ, luôn khỏe mạnh dẻo dai
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP: Khi nào nên điều trị?
Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết
Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!
Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị
Triệu chứng bệnh viêm xoang
MẤT NGỦ, SUY GIẢM TRÍ NHỚ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Mẹo giúp bạn cắt cơn đau gout hiệu quả nhanh tức thì
Những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
Bạn biết chưa: Những biểu hiện bệnh gout cần lưu ý để kịp thời chữa trị
vitamin khoáng chất cho bệnh gout
Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ
Stress và biểu hiện của nó
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày có mấy giai đoạn? Dấu hiệu phát hiện sớm là gì?
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày ?
 
Phản hồi của bạn