logo
logo
Tư vấn miễn phí:
0968 86 99 55
Vietnamese English

Theo số liệu thống kê, viêm xoang chiếm khoảng 2 – 5% dân số và chiếm từ 25 – 30% trong tổng số các bệnh về tai mũi họng. Bệnh đang ngày càng có xu hướng gia tăng và khó kiểm soát do người bệnh chủ quan, và rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm xoang

Dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh viêm xoang 1

Viêm xoang là một bệnh lý nhiễm trùng nên thường có những dấu hiệu như đau nhức, sốt, chảy dịch, nghẹt mũi hay điếc mũi. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh rất khó khăn vì những dấu hiệu đặc trưng của bệnh không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu.

Bạn có thể phát hiện bệnh qua những dấu hiệu viêm xoang phổ biến sau đây:

1. Đau nhức

Vùng xoang bị viêm sẽ có cảm giác đau nhức và tùy thuộc vào vị trí hốc xoang bị viêm mà người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức sẽ xuất hiện ở vùng đó.

  • Viêm xoang hàm: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng má.
  • Viêm xoang trán: Người bệnh bị nhức giữa 2 lông mày, đau nhức trong khung giờ nhất định (thường là 10 giờ sáng).
  • Viêm xoang sàng trước: Người bệnh cảm thấy đau nhức ở giữa 2 mắt.
  • Viêm xoang sàng sau và xoang bướm: Người bệnh cảm thấy nhức trong sâu và vùng gáy.

2. Hiện tượng chảy dịch

Khi bị viêm xoang, người bệnh sẽ thường xuyên có hiện tượng chảy dịch. Nếu bị viêm xoang trước, dịch sẽ chảy ra mũi trước, nếu bị viêm xoang sau dịch sẽ chảy xuống họng. Biểu hiện này khiến người bệnh bị khụt khịt, cảm thấy khó chịu ở cổ họng, muốn khạc nhổ liên tục. Tùy vào tình trạng bệnh mà dịch sẽ có màu trắng, đục, vàng nhạt hay màu xanh, có mùi hôi rất khó chịu.

3. Nghẹt mũi

Nghẹt mũi thường xuyên cũng là dấu hiệu thường xuất hiện vào buổi tối khi đi ngủ hoặc vào buổi sáng sớm tỉnh dậy. Người bệnh có thể nghẹt mũi 1 hoặc cả 2 bên, đồng thời thấy khó thở, khó chịu trong người và rất mệt mỏi. Khi mà ngạt mũi, tắc mũi có thể bệnh nhân phải thở bằng miệng, mũi mất khả năng ngửi và tạm thời không nhận biết được mùi.

4. Điếc mũi

Khi xoang bị viêm, nếu không được chữa trị đúng cách thì bệnh sẽ trở nặng, nó sẽ gây phù nề nhiều, người bệnh không còn phân biệt được mùi khi ngửi do thần kinh khứu giác không còn cảm nhận được mùi.

5. Những dấu hiệu bị viêm xoang khác

Ngoài những biểu hiện của viêm xoang kể trên còn có một số biểu hiện khác như:

  • Hắt hơi sổ mũi liên tục
  • Có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao.
  • Khi nghiêng người về phía trước sẽ có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.
  • Đau nhức mỗi khi hắt hơi mạnh.
  • Người bệnh không thể tập trung và không muốn ăn.
  • Triệu chứng viêm xoang nặng là viêm thần kinh mắt dẫn tới mờ mắt.

Khi xuất hiện bất kỳ biểu hiện nào của bệnh viêm xoang bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tai – mũi – họng để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị ngay. Bởi nếu càng để lâu, viêm xoang sẽ gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm họng, viêm phế quản, biến chứng ở mắt, viêm màng não, biến chứng xương,…

Phương pháp điều trị viêm xoang

Bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau đơn giản; xông hơi; rửa mũi bằng nước muối sinh lý ấm; dùng thức ăn, uống nóng (trà, xúp); dùng thuốc chống sung huyết mũi (chống nghẹt mũi); nghỉ ngơi tối đa. Nếu các triệu chứng không cải thiện cần đi khám bác sĩ. Chọc rửa xoang hàm được chỉ định trong một số trường hợp viêm bán cấp và viêm mạn. Một số trường hợp viêm xoang mạn cần được phẫu thuật khi bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa. Tuy nhiên, sau phẫu thuật vẫn có 30-40% bệnh nhân tái phát. Việc tái phát viêm xoang tùy theo cơ địa, tùy loại viêm xoang bệnh nhân mắc phải và tùy thuộc việc bệnh nhân có tuân thủ các hướng dẫn điều trị, theo dõi của bác sĩ hay không. Lưu ý, nếu bệnh nhân bị bệnh viêm xoang không được điều trị đúng mức có thể dẫn đến một số biến chứng như:

  • Viêm phế quản mãn tính hay lao phổi giả do mủ từ xoang viêm chảy xuống họng.
  • Bệnh nhân bị ho, khạc đờm đôi khi lẫn máu, sốt nhẹ về chiều…;
  • Viêm họng mạn: rát họng, vướng họng, thường phải nuốt liên tục nên đôi khi có cảm giác nghẹn thở;
  • Viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu: có thể do viêm xoang cấp hay mạn. Mắt bị mờ, thị lực giảm rất nhanh;
  • Viêm tấy ổ mắt, viêm mí mắt, viêm túi lệ;
  • Viêm xương sọ;
  • Viêm màng não: bệnh nhân nhức đầu, cứng gáy, nôn…; viêm tắc tĩnh mạch hang: sốt cao, rét run, nhức đầu, cứng gáy, lồi mắt, dãn tĩnh mạch vùng trán và mí mắt…; thậm chí bị áp xe não, viêm não.

Phòng bệnh viêm xoang từ cách sống và thói quen sinh hoạt

Dưới đây là một số cách phòng ngừa bệnh viêm xoang khi thời tiết thay đổi:

  • Luôn giữ ấm cơ thể nhất trong mùa lạnh, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra đường. Điều này không những giúp giữ ấm mũi mà còn hạn chế sự xâm nhập của bụi, vi khuẩn.
  • Vệ sinh mũi họng, miệng hàng ngày như đánh răng trước và sau khi thức dậy, sau mỗi bữa ăn. Giữ họng và miệng không bị viêm sẽ phòng bệnh viêm xoang hiệu quả.
  • Nếu mắc bệnh viêm xoang mãn tính cần vệ sinh mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý và tái khám định kỳ.
  • Không uống nhiều rượu bia và các chất có cồn.
  • Tập bỏ thói quen hút thuốc lá.
  • Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng.

Vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ hàng ngày để tránh các bệnh về tai mũi họng. Khi nghi ngờ hoặc phát hiện mình bị viêm xoang cần đi khám ngay để được điều trị sớm, đúng cách, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.



Bài liên quan

6 nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến thoái hóa cột sống
Bôi dầu gió vào 3 vị trí này chẳng khác nào bổ sung thuốc quý kéo dài tuổi thọ, bạn sẽ ngủ ngon, không lo đột quỵ, luôn khỏe mạnh dẻo dai
Trẻ nhiễm vi khuẩn HP: Khi nào nên điều trị?
Nhiễm vi khuẩn HP: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
Vì sao dễ bị viêm dạ dày do vi khuẩn HP?
Nước chè và bệnh Gout: những điều không phải ai cũng biết
Bệnh gút mạn tính: chớ nên xem thường!
Bệnh gút và suy thận có liên quan gì đến nhau?
Dấu hiệu nhận biết bệnh gút giai đoạn cuối và hướng điều trị
MẤT NGỦ, SUY GIẢM TRÍ NHỚ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Mẹo giúp bạn cắt cơn đau gout hiệu quả nhanh tức thì
Những biện pháp giảm đau cho bệnh nhân gout
Bạn biết chưa: Những biểu hiện bệnh gout cần lưu ý để kịp thời chữa trị
vitamin khoáng chất cho bệnh gout
Danh sách những thực phẩm bệnh gout không nên ăn hằng ngày từ chuyên gia.
Viêm dạ dày ruột ở trẻ nhỏ
Stress và biểu hiện của nó
Tại sao suy nghĩ nhiều lại đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày có mấy giai đoạn? Dấu hiệu phát hiện sớm là gì?
Ăn gì để trung hòa axit trong dạ dày ?
 
Phản hồi của bạn